Nội Dung Tóm Tắt Bài Viết
ToggleThuật ngữ Sampling chắc hẳn không còn xa lạ với những ai làm trong lĩnh vực marketing. Đó là một công cụ để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp tới gần khách hàng hơn, kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những ai mới bước chân vào nghề hoặc những ai không làm trong lĩnh vực này thì khái niệm Sampling còn khá mới mẻ.
Vậy Sampling là gì? Có những hình thức sampling nào hiện nay. Hãy để chúng tôi giúp bạn hiểu thêm qua bài viết này nhé!
1. Sampling là gì?
Sampling là hoạt động phát sản phẩm mẫu dùng thử miễn phí cho người tiêu dùng nhằm quảng bá sản phẩm một cách trực tiếp đến người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu để họ có thể có những trải nghiệm về sản phẩm đó. Mục đích là nhằm nhằm tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Đây là một hình thức quảng cáo thông minh khi vừa có thể quảng bá sản phẩm vừa có thể thu hồi ý kiến của khách hàng một cách chính xác nhất từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định những chiến lược phù nhất cho mình.
Chúng ta có thể thấy sampling rất nhiều trong siêu thị, trung tâm thương mai với hình ảnh những cô PG mặc đồng phục đứng phát đồ ăn thử cũng như xe đẩy.
2. Khi nào doanh nghiệp cần nên sampling?
Tùy thuộc vào mục đích của công ty, doanh nghiệp mà có hình thức cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dùng thử này lại được áp dụng vào các thời điểm khác nhau:
- Cần tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng mới, nâng cao doanh số cho sản phẩm đang kinh doanh. Tạo cơ hội kinh doanh và xây dựng các mối quan hệ mới.
- Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới, muốn giới thiệu cho nhiều khách hàng biết đến. Đẩy mạnh việc phân luồng dòng sản phẩm và thúc đẩy sản phẩm phát triển.
- Muốn nhận được đánh giá khách quan từ phía người sử dụng sản phẩm – chứng minh chất lượng sản phẩm
- Muốn xây dựng sự tin tưởng nơi người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm
- Thu thập cảm nhận của người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu khách hàng để có thêm ý tưởng cải thiện chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn…
3. Các hình thức sampling phổ biến hiện nay
3.1 Door to door
Door to door là hình thức sampling mà nhân viên phải đến tận nhà để phát sản phẩm dùng thử cho những khách hàng tiềm năng. Hình thức này rất tốn kém và mất thời gian, công sức vì cần phải đến từng nhà chào mời và thể hiện tính cá nhân hóa giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Nhân viên thực hiện hình thức này đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng PG bài bản trước khi nhận việc cần phải vượt qua các bài test sát hạch…bên cạnh đó, một sức khỏe tốt cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện công việc này.
3.2 Face to face
Đây là hình thức sampling mà nhân viên giới thiệu và tặng phát sản phẩm tại những địa điểm nhất định, những nơi đông đúc người qua lại. Những địa điểm thích hợp thực hiện hình thức này là bệnh viện, trường học, khu dân cư, siêu thị, trung tâm thương mại, phố đi bộ…
Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, nhân viên cũng cần phải giải đáp thắc mắc, thuyết phục khách mua hàng và có thể có Mascot vui nhộn thu hút người xem, tổ chức các trò chơi – văn nghệ. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được những khách hàng khách nhau và xây dựng được khách hàng tiềm năng.
3.3 Online sampling
Đây là hình thức phát sản phẩm dùng thử cho những khách hàng đã đăng ký online trước, khi nào sản phẩm được duyệt thì sẽ giao cho khách hàng. Ở hình thức này, doanh nghiệp có thể tự tin rằng khả năng cao các mẫu thử sẽ đến được tay khách hàng tiềm năng. Doanh nghiệp có được hồ sơ khách hàng trải rộng nhiều độ tuổi, sở thích.
4. Những lưu ý khi tổ chức sampling
Một số lưu ý khi doanh nghiệp tổ chức sampling cần lưu ý:
- Nhân viên tham gia Sampling phải là người có kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng, năng động, niềm nở với mọi người.
- Khi làm Sampling trong siêu thị thì không cần xin phép nhưng phải liên hệ thuê địa điểm
- Khi có kế hoạch tổ chức Sampling tại các khu chung cư, địa điểm công cộng… cần làm thủ tục xin phép cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương
- Cẩn kiểm tra cẩn thận và đưa đầy đủ hàng hóa – vật dụng cần thiết đến địa điểm tổ chức Sampling
- Kết thúc chương trình phát sản phẩm mẫu cần làm báo cáo Sampling tổng hợp số lượng, phản hồi, hình ảnh… để có kế hoạch triển khai hoạt động Marketing trong tương lai.
Trên đây là một số hình thức sampling phổ biến hiện nay. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn trong chiến dịch quảng cáo của mình.