Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

Trong xây dựng, lễ khởi công và lễ động thổ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó mang yếu tố tâm linh cầu xin thần linh phù hợp cho công trình được xây dựng thuận lợi, phát triển kinh doanh sau này. Trên thực tế, lễ khởi công và lễ dộng thổ là 2 buổi lễ khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm tưởng đó là một.

Vậy lễ khởi công và lễ động thổ giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết bên dưới của chúng tôi.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

1. Lễ khởi công là gì?

“Khởi công” trong xây dựng là môt thuật ngữ mang ý nghĩa bắt đầu làm một việc nào đó. Lễ khởi công chính là buổi lễ đánh dấu thời điểm chính thức bắt thi công các công trình xây dựng. Các công trình đó có thể là: nhà ở, chung cư, văn phòng, công trình công cộng, các dự án resort, khu du lịch…

Ngoài việc mang ý nghĩa thông báo cho mọi người biết đến dự án, công trình của mình lễ khởi công còn là nghi lễ để nhà đầu tư và chủ thầu xây dựng “xin phép” Thần Linh của mảnh đất cho được phép xây dựng, thi công công trình trên mảnh đất đó được thuận lợi, suôn sẻ.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

2. Lễ động thổ là gì?

“Động thổ” là thuật ngữ dùng để chỉ một nghi lễ trước khi bắt đầu xây dựng một công trình. Thông thường, các công trình lớn như nhà ở, dự án tòa nhà, resort, khách sạn, trường học, bệnh viện… mới cần tổ chức nghi lễ khởi công, còn những công trình nhỏ như nhà kho, chuồng gia súc.. thì không cần phải thực hiện nghi lễ này.

Theo quan niệm của người Á Đông đất có Thổ công, sông có Hà bá nên trước khi tiến hành xây dựng, đào bới đất lên thì phải xin phép Thổ công trước tiên. Do đó, lễ động thổ về cơ bản là cúng bái nhằm xin thổ địa phù hộ cho việc xây dựng được thuận lợi, làm ăn sinh sống trên mảnh đất đó được suôn sẻ và thành công.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

3. Ý nghĩa của lễ khởi công và lễ động thổ

3.1 Lễ khởi công

Lễ khởi công mang ý nghĩa về mặt truyền thông lẫn tâm linh nên thật sự quan trong trong xây dựng. Khi doanh nghiệp tổ chức lễ khởi công thành công xem như đạt được trên 85% chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp. Ngoài mang lợi ích về kinh tế, nó còn mang lại nhiều giá trị to lớn khác cho doanh nghiệp.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Á Đông từ ngàn xưa lễ khởi công được xem là tín ngưỡng của quan trọng khi bắt đầu xây dựng công trình trên mành đất đó. Nó như là một hoạt động để xin phép Thần linh nơi đó cho phép chứng ta được xây dựng tại nơi đó.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

Một buổi lễ khởi công diễn ra thuận lợi sẽ mang lại nhiều điều may mắn tốt đẹp và suôn sẻ cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Do đó, buổi lễ khởi công cần được chuẩn bị chỉn chu tránh làm ảnh hưởng tâm lý của các bên.

Ngoài ra, lễ khởi công còn là nơi để doanh nghiệp có thể gặp gỡ thêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khách hàng để giao lưu, trao đổi, kêu gọi vốn đầu tư và đi đến thỏa thuận, ký kết các hợp động làm ăn cho công ty, doanh nghiệp sau này.

3.2 Lễ động thổ

Đối với doanh nghiệp: lễ động thổ như một hành động đánh dấu sự khởi đầu kinh doanh hay dự án nào đó. Thông qua lễ động thổ, doanh nghiệp không những muốn thông báo đến mọi người về dự án của mình mà còn thể hiện một phần năng lực, tiềm năng kinh doanh của mình. Buổi lễ động thổ còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm những đối tác mới, những mối quan hệ kinh doanh khác và tăng cường quảng bá thương hiệu công ty.

Đối với Thần linh, Thổ công: lễ động thổ như muốn thông báo cho thần linh cai quản mảnh đất để thể hiện sự kính trọng cũng như cầu mong thần linh ban phước lành, mọi chuyện được tiến hành thuận lợi.

Với những ý nghĩa to lớn và lợi ích mà nó mang lại, lễ động thổ cần phải được tổ chức kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc buổi lễ.
Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

4. Phân biệt lễ khởi công và lễ động thổ

4.1 Điểm giống nhau

4.1.1 Về mặt văn hóa tâm linh

Cả hai đều là bước khởi đầu của quá trình xây dựng. Mang ý nghĩa mong cầu thần linh phù hợp cho công trình xây dựng thuận lợi, may mắn và mang lại sự thuận lợi cho việc kinh doanh sau này.

4.1.2 Về mặt truyền thông

Hai buổi lễ đều là một cách thức để công ty truyền thông, quảng bá hình ảnh của công trình tiếp cận được gần đến khách hàng hơn, từ đó tiềm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho công ty. Đây là một kênh truyền thông hiệu quả của các doanh nghiệp.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

4.1.3 Về mặt pháp luật

Bất cứ một công trình nào muốn xây dựng suôn sẻ và thành công thì đều phải tuân theo quy định và thỏa mãn điều kiện của pháp luật Xây dựng. Lễ khởi công và lễ động thổ cũng vậy. Nếu công trình không được cấp phép thì không thể tiến hành lễ động thổ được. Theo quy định tại Điều 89 & Điều 107 bộ Luật xây dựng 2014, lễ khởi công muốn diễn ra phải tuân thủ các quy định sau:

  • Chủ doanh nghiệp, chủ thầu phải có giấy phép xây dựng một cách hợp lệ
  • Có hợp đồng thi công xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu
  • Có bản thiết kế thi công các hạng mục công trình
  • Có biện pháp đảm bảo an toàn cũng như các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thi công

4.2 Điểm khác nhau

4.2.1 Về mặt tâm linh

Lễ khởi công là nghi lễ kính báo với thần linh, thổ địa, vong linh, tổ nghề của các đơn vị thi công công trình mong nhận được sự chứng giám và phù hộ của các ngài. Các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai như: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… thì các đơn vị thi công đều cần phải thực hiện nghi lễ này để cầu mong mọi sự đều thuận lợi, suôn sẻ và thành công.

Còn về lễ động thổ thực chất là xin phép các vị thần linh trên mảnh đó đất cho xây dựng công trình được suôn sẻ và khi chuyển về sinh sống được an cư lạc nghiệp, hạnh phúc và bình an. Bởi vì khi tiếp nhận mảnh đất và làm xây dựng sẽ gây ồn ào làm ảnh hưởng đến các vị thần linh.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

4.2.2 Thời gian tổ chức

Lễ khởi công thực hiện khi công trình chính thức được xây dựng.

Lễ động thổ được tổ chức sau khi công trình đủ điều kiện được cấp phép xây dựng và chủ đầu tư bắt đầu nhận mảnh đất đó để xây dựng.

Thực chất, hai buổi lễ này có thể tổ chức cùng một thời điểm nên khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, có trường hợp có thể thực hiện lễ động thổ trước và lễ khởi công thực hiện sau do chủ đầu tư chưa bắt đầu xây dựng ngay lập tức.

5. Những lưu ý khi tổ chức lễ động thổ và lễ khởi công 

5.1 Lễ động thổ

  • Tuổi người làm lễ: việc lựa chọn tuổi người làm lễ có thể giúp doanh nghiệp, gia chủ chọn được thời điểm thích hợp để xây dựng, giúp cho công trình được diễn ra thuận lợi và mang lại may mắm cho sau này.
  • Hướng nhà theo tuổi: chọn hướng xây dựng hợp phong thủy là việc làm quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này. Việc xem hướng xây dựng nên tìm những người có kiến thức sâu rộng, am hiểu phong thủy.
  • Xem ngày tốt làm lễ: xem ngày giúp ta xác định chính xác thời gian làm lễ, giúp quá trình khởi công suôn sẻ, thu hút tài lộc, thuận buồm xuôi gió.
  • Lễ vật cúng: mâm lễ vật cúng là một thứ không thể thiếu trong buổi lễ động thổ. Cần chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ, chu đáo không để xảy ra bất kì thiếu sót nào.
  • Thời tiết: thời tiết là điều chúng ta không thể dự đoán được dù đã xem dự báo. Vì vậy, luôn linh hoạt trong công tác chuẩn bị để đề phòng trời quá nắng và mưa bất chợt.

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

5.2 Lễ khởi công

  • Chọn ngày giờ làm lễ theo phong thủy: ngày giờ tốt sẽ giúp quá trình xây dựng thuận lợi, thu hút tài tộc. Chúng ta nên chọn những ngày tốt để làm lễ khởi công như: ngày Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần… và tránh những ngày xấu, mang đến những điều không may như: ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục…
  • Chọn hướng làm lễ khởi công: Chọn hướng để xây dự án cũng cần phải theo phong thủy bởi vì nó ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của dự án sau này. Chủ đầu tư thường chọn hướng theo tuổi, năm và vận mệnh của mình.
  • Tuổi tác người làm lễ: lựa chọn tuổi người làm lễ phù hợp để giúp nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp chọn được thời điểm thích hợp để tiến hành xây dựng. Tuổi nào thì công trình thuận lợi, suôn sẻ, may mắn lợi nhuận cho quá trình phát triển sau này của công trình.
  • Chọn lễ vật cúng khởi công: mâm cúng khởi công thường sẽ có những lễ vật như: heo quay, gà luộc, xôi, chè, muối, gạo, hoa, quả, trà, rượu, đèn cầy, vàng mã, nhang,…

Phân Biệt Lễ Khởi Công Và Lễ Động Thổ, Điểm Giống Và Khác

Với những yếu tố trên thì nghi lễ thực hiện lễ khởi công và lễ động thổ là hoàn toàn khác nhau, quy trình thực hiện cũng có sự khác nhau. Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm và phân biệt được hai loại lễ này.