Cúng động thổ là một nghi thức rất quan trọng trong việc xây dựng. Thông qua lễ cúng, nhà thầu và chủ đầu tư chẳng những muốn thông báo đến mọi người về việc xây dựng công trình của mình mà còn là nghi thức xin phép Thần linh giúp cho họ xây dựng thuận lợi, suôn sẻ và thành công trong công việc kinh doanh sau này.

Vậy lễ động thổ có ý nghĩa gì và quy trình tổ chức ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 1

1.Lễ động thổ là gì?

Động thổ là thuật ngữ dùng để chỉ một nghi lễ trước khi bắt đầu xây dựng một công trình. Thông thường, các công trình lớn như nhà ở, dự án tòa nhà, resort, khách sạn, trường học, bệnh viện… mới cần tổ chức nghi lễ khởi công, còn những công trình nhỏ như nhà kho, chuồng gia súc.. thì không cần phải thực hiện nghi lễ này.

Theo quan niệm của người Á Đông đất có Thổ công, sông có Hà bá nên trước khi tiến hành xây dựng, đào bới đất lên thì phải xin phép Thổ công trước tiên. Do đó, lễ động thổ về cơ bản là cúng bái nhằm xin thổ địa phù hộ cho việc xây dựng được thuận lợi, làm ăn sinh sống trên mảnh đất đó được suôn sẻ và thành công.

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 2

2. Nguồn gốc của lễ động thổ?

Từ năm 113 TCN lễ động thổ đã bắt đầu được thực hiện, người khởi nguồn ra hoạt động này là vua Hán Vũ Đế (năm Mậu Thìn). Ông nhận ra rằng người dân chỉ thực hiện nghi lễ tế thiên ( tế trời) mà không có làm nghi lễ tế địa ( tế đất) và tập hợp quần thần để bàn về việc tổ chức lễ cúng tạ ơn thần Đất hay còn gọi là cúng Xã Tế.

Ngày xưa, cứ đúng vào ngày mùng 3 Tết thì nghi lễ này được thực hiện. Làm lễ động thổ phải có lễ cúng thổ thần đất đai để xin các vị thần động đến đất đai trong năm mới. Lễ gồm y phục, hương đăng, trầu rượu, kim ngân đồ mã. Ngày nay cúng động thổ cũng không có nhiều khác biệt.

Sau khi làm lễ xong, mọi người sẽ bắt đầu xới đất xới cát ngày đầu năm. Chỉ là thực hiện nghi thức của nông dân để cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt.

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 3

3. Ý nghĩa của lễ động thổ

  • Đối với doanh nghiệp: lễ động thổ như một hành động đánh dấu sự khởi đầu kinh doanh hay dự án nào đó. Thông qua lễ động thổ, doanh nghiệp không những muốn thông báo đến mọi người về dự án của mình mà còn thể hiện một phần năng lực, tiềm năng kinh doanh của mình. Buổi lễ động thổ còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm những đối tác mới, những mối quan hệ kinh doanh khác và tăng cường quảng bá thương hiệu công ty.
  • Đối với Thần linh, Thổ công: lễ động thổ như muốn thông báo cho thần linh cai quản mảnh đất để thể hiện sự kính trọng cũng như cầu mong thần linh ban phước lành, mọi chuyện được tiến hành thuận lợi.
Với những ý nghĩa to lớn và lợi ích mà nó mang lại, lễ động thổ cần phải được tổ chức kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc buổi lễ.
Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 4

4. Mâm cúng lễ động thổ gồm những gì?

Một trong những vật quan trọng trong lễ động thổ chính là mâm cúng. Thông thường, mâm cúng lễ động thổ gồm:
  • 1 con gà luộc
  • 1 đĩa xôi, 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát nước và 1 mâm ngũ quả.
  • Rượu trắng, 1 bao thuốc, chè.
  • 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc và 1 con tôm luộc.
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ và hia đỏ, kiếm màu trắng.
  • 5 lễ vàng tiền, 5 cái oản đỏ và 1 đinh vàng hoa.

Để chuẩn bị đầy đủ hơn mọi người nên liên hệ với thầy cúng hoặc những ai có kinh nghiệm để được tư vấn.

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 5

5. Các thiết bị cần có trong lễ động thổ

  • Nhà bạt không gian
  • Sân khấu, backdrop
  • Bộ động thổ
  • Bàn, ghế ngồi,
  • Thảm đỏ

6. Quy trình tổ chức lễ động thổ

6.1 Chuẩn bị trước buổi lễ

Trước khi bắt đầu buổi lễ động thổ, cần chuẩn bị nhứng thứ sau:

  • Lên danh sách khách mời sẽ tham dự
  • Khảo sát và tiến hành đo đạc khu tổ chức sự kiện
  • Chuẩn bị mâm ngủ quả, bày biện mâm cúng
  • Cung cấp quy trình, đạo diễn chương trình và chuẩn bị kịch bản
  • Thiết kế các hạng mục backdrop, standee, băng rôn,…
  • Chuẩn bị các thiết bị sân khấu, khán đài, âm thanh, ánh sáng,…

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 6

6.2 Nội dung buổi lễ động thổ

Tiếp đón khách mời

Khâu tiếp đón khách mời cần phải chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng để khiến khách mời thật sự hài lòng. Vì nếu bạn mời khách tới mà tiếp đón sơ sài sẽ khiến họ có ấn tượng không tố về công ty và rất có thể họ sẽ không xem công ty là đối tác kinh doanh trong tương lai nữa. Nên sắp xếp lễ tân đứng đón và có đội ngũ hướng khách mời tới khu vực ghế ngồi.

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 7

Khai mạc buổi lễ

Lễ khai mạc bắt đầu sau khi khách mời đã ổn định chỗ ngồi. MC bắt đầu giới thiệu sơ lược và tuyên bố lý do khai mạc buổi lễ. Thông qua việc giới thiệu, khách mời có thể nắm được nội dung chương trình và tạo nên sự hào hứng.

Nội dung buổi lễ

Lễ động thổ bắt đầu với những nội dung sau:

  • Giới thiệu khách mời và đại biểu tham dự
  • Chiếu video trình chiếu công trình dự án đang chuẩn bị khởi công
  • MC mời đại diện lên phát biểu
  • MC mời đại biểu tham gia lên thực hiện nghi thức động thổ, khánh thành
  • Tiến hành nghi thức: xúc đất, bấm còi báo hiệu lệnh động thổ và thả bóng bay
  • Kết thức nghi thức động thổ

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 8

Bế mạc buổi lễ

Sau cùng là bế mạc buổi lễ. MC gửi lời cám ơn tới những tham dự và kết thức buổi lễ. Chủ doanh nghiệp có thể gửi tới khách tham dự những món quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn và tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng họ.

7. Những lưu ý khi tổ chức lễ động thổ

Theo quan niệm ông cha ta từ xưa việc xây dựng, cất nhà là rất quan trọng nó còn liên quan tới yếu tố phong thủy, tâm linh nên buổi lễ động thổ là rất quan trọng. Cần chú ý một số điều sau:

  • Tuổi người làm lễ: việc lựa chọn tuổi người làm lễ có thể giúp doanh nghiệp, gia chủ chọn được thời điểm thích hợp để xây dựng, giúp cho công trình được diễn ra thuận lợi và mang lại may mắm cho sau này.
  • Hướng nhà theo tuổi: chọn hướng xây dựng hợp phong thủy là việc làm quan trọng ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này. Việc xem hướng xây dựng nên tìm những người có kiến thức sâu rộng, am hiểu phong thủy.
  • Xem ngày tốt làm lễ: xem ngày giúp ta xác định chính xác thời gian làm lễ, giúp quá trình khởi công suôn sẻ, thu hút tài lộc, thuận buồm xuôi gió.
  • Lễ vật cúng: mâm lễ vật cúng là một thứ không thể thiếu trong buổi lễ động thổ. Cần chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ, chu đáo không để xảy ra bất kì thiếu sót nào.
  • Thời tiết: thời tiết là điều chúng ta không thể dự đoán được dù đã xem dự báo. Vì vậy, luôn linh hoạt trong công tác chuẩn bị để đề phòng trời quá nắng và mưa bất chợt.

Lễ Động Thổ Là Gì? Ý Nghĩa Và Quy Trình Tổ Chức Lễ Động Thổ 9

Trên đây là toàn bộ quy trình của buổi lễ động thổ. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp bạn có thêm thông tin để tổ chức một buổi lễ thật thành công nhé!

 

Trả lời

Close Menu
BÁO GIÁ NHANH